Các trò chơi cho trẻ mầm non luôn là chủ đề được các bậc phụ huynh và nhà trường quan tâm nhất. Bên cạnh các trò chơi vận động còn có các trò chơi tĩnh vô cùng bổ ích. Dưới đây là tổng hợp các trò chơi tĩnh cho trẻ mầm non và cách chơi mà Việt Mỹ tổng hợp đến bạn đọc.
TRÒ CHƠI TĨNH LÀ GÌ? KHÁI NIỆM VỀ TRÒ CHƠI TĨNH CHO TRẺ MẦM NON
Trò chơi tĩnh là gì? Trò chơi tĩnh là tổng hợp các trò chơi tĩnh cho trẻ em mầm non, giúp cho các bé vui chơi lành mạnh, không quậy phá khi rảnh rỗi. Các trò chơi tĩnh cho trẻ mầm non sẽ giúp trẻ thích ứng tốt với môi trường xung quanh. Từ đó phát triển kỹ năng tư duy cũng như kích thích trí tưởng tượng tiềm ẩn trong trẻ.
TỔNG HỢP 8 TRÒ CHƠI TĨNH CHO TRẺ MẦM NON MỚI NHẤT 2020
1. Nặn đất sét
Trò chơi nặn đất sét là một trong những trò chơi tĩnh yêu thích của nhiều trẻ mầm non. Thông qua việc chơi trò chơi nhào nặn, bé sẽ rèn được cho mình một đôi tay khéo léo, giúp kích thích trí tưởng tượng và phát triển trí thông minh ở trẻ.
Bạn có thể để cho bé tự “sáng tạo” ra những hình thù ngộ nghĩnh hoặc cho bé xem và bắt chước nặn theo những mẫu có sẵn trên sách hướng dẫn, trên mạng nếu bé còn loay hoay chưa biết sẽ bắt đầu từ đâu.
Cha mẹ có thể mua những bộ đất sét bán ở các cửa hàng uy tín hoặc có thể tự tay làm ở nhà bằng bột mì, nước và màu thực phẩm. Khi mua, cha mẹ cần kiểm tra kỹ các thông tin về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm cũng như chứng nhận an toàn với trẻ nhỏ.
2. Lắp ráp, ghép hình
Những món đồ chơi lắp ráp, ghép hình không chỉ giúp bé có tính sáng tạo, kích thích trí tưởng tượng cùng khả năng ghi nhớ. Mà nó còn dạy cho trẻ cách sắp xếp, giải quyết vấn đề hiệu quả.
Trò chơi lắp ghép, xếp hình là trò chơi có độ khó cao. Tuy nhiên, đây là trò chơi tĩnh giúp bé phát huy khả năng liên tưởng và óc phán đoán nhằm rèn luyện tư duy cho bé rất hay.
Bạn có thể cho bé chơi tranh ghép hình, từ từ bắt đầu bằng các miếng ghép nhỏ, ghép thành hình lớn hoàn chỉnh hoặc chơi những bộ xếp hình với những hình khối nhiều màu sắc được làm từ gỗ, nhựa.
Bạn có thể tham khảo tìm mua các bộ đồ chơi lắp ghép cho trẻ an toàn đang được bán tại Việt Mỹ.
3. Chấm và Ô vuông
Dùng bút và giấy kẻ một bảng gồm 10 chấm ngang và 10 chấm dọc. Có thể kẻ ít hơn tùy theo độ tuổi của bé. Lần lượt bạn nối hai chấm theo chiều ngang hoặc chiều dọc. Bạn chơi cùng bé và quy định cách chơi là người nào vẽ được một ô vuông sẽ viết chữ cái đầu tiên của tên mình vào giữa ô. Nếu người nào được nhiều ô vuông có đánh dấu tên mình nhất khi kết thúc trò chơi sẽ là người chiến thắng.
4. Đoán xem tay nào?
Để hai tay bạn ra sau lưng, đặt một vật nhỏ bất kỳ như đồng xu, cục kẹo,.. vào một tay và nắm 2 tay lại để giấu đi. Đưa hai nắm tay ra trước mặt bé và không nói đồng xu ở tay nào.
Cho các bé chọn tay nào đang giấu đồng xu. Điều chỉnh linh hoạt trò chơi bằng cách để nắm đấm ở các vị trí khác nhau hay đổi bên giấu đồ trong tay. Sau khi chơi vài vòng, hãy đưa viên kẹo cho bé để làm phần thưởng.
>> Có thể bạn sẽ thích:
Ý nghĩa của Tết trung thu đối với trẻ em
TOP 5 trò chơi học tập cho trẻ mầm non hay nhất
5. Vật ngón tay
Người chơi sẽ nắm chặt tay, giơ ngón cái lên và không sử dụng các ngón tay khác. cố gắng đè ngón cái của đối thủ xuống trước tiên sau khi đếm đến ba.
Lưu ý: Mặc dù là một trò chơi tĩnh nhưng thao tác vật ngón tay khá nguy hiểm nếu không trang bị bàn ghế mầm non tiêu chuẩn cho các bé. Và thao tác nhẹ nhàng tạo cảm giác vui nhộn cho bé khi bạn chơi cùng bé.
6. Oẳn tù tì
Khi đếm đến ba, mỗi người sẽ giơ ra cái búa (nắm tay lại), hoặc cái bao (xòe bàn tay) hoặc cái kéo (giơ hai ngón tay lên và hơi nghiêng bàn tay để thao tác như cái kéo đang cắt) Cần nhớ quy tắc bao bọc búa, búa làm vỡ kéo và kéo cắt bao.
7. Tìm quả bóng
Sử dụng các cốc đựng nước và một quả bóng nhỏ. Giấu đồng xu bên dưới một trong các cốc, sau đó bắt đầu di chuyển các cốc theo hình tròn nhanh nhất có thể. Khi bạn dừng lại, hãy hỏi bé quả bóng đang ở đâu. Trò chơi này giúp bé tinh mắt hơn trong việc quan sát đồ vật. Nhớ thao tác đừng nhanh quá kẻ rối mắt bé nhé.
8. Vẽ và tô màu
Vẽ tranh và tô màu là những hoạt động mà bất kỳ trẻ mầm non nào cũng cảm thấy hứng thú và không làm bé quá mệt. Vẽ tranh giúp bé phát huy tư duy logic, biết thực hiện công việc của mình theo trình tự trước/sau.
Đồng thời, nó còn giúp phát triển khả năng tư duy trừu tượng khi trẻ phác họa trong đầu thứ mình muốn vẽ hoặc tô màu. Vẽ và tô màu còn là hoạt động giúp trẻ thư giãn và rèn luyện khả năng tập trung vô cùng hiệu quả.
Hi vọng với danh sách các trò chơi tĩnh cho trẻ mầm non mà thiết bị mầm non Việt Mỹ chia sẻ trên đây sẽ mang lại cho bạn và bé những giây phút thư giãn. Từ đó kiến thức và tư duy của bé cũng sẽ có môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển giúp bé thông minh hơn.