Hoạt động góc trong trường mầm non có ý nghĩa như thế nào? Hoạt động góc là phương tiện để các em học sinh mầm non phát triển toàn diện về đạo đức lẫn trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất của mình. Thông qua các hoạt động góc hằng ngày trong lớp, các em học sinh được chia sẻ niềm vui của mình với bạn bè. Từ đó góp phần cho thế giới xung quanh của các bé trở nên tươi đẹp và rộng mở hơn nhiều.
Vai trò của hoạt động góc trong lớp mẫu giáo
Hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ đạo trong các lớp mầm non. Các giáo viên mầm non đóng vai trò là người hướng dẫn; để các em học sinh có thể hoạt động tích cực, thoải mái và vui vẻ nhất.
Trẻ mầm non chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của chúng. Các nhu cầu như muốn bắt chước, muốn làm người lớn. Tuy nhiên khả năng và sức lực của trẻ vẫn chưa đủ để làm được những điều đó. Do đó, các hoạt động góc ở trường mầm non đóng vai trò là phương tiện; giúp các bé tham gia vào “ Xã hội người lớn” 1 cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Khi tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình; trẻ sẽ tưởng tượng mình là người lớn thực thụ và cũng đóng 1 cương vị trong xã hội như: bác sỹ, cô giáo, kỹ sư, chú công nhân, cô bán hàng, anh bán bánh, … với vai trò đó, các bé sẽ tái tạo lại cuộc sống của người lớn 1 cách tổng quát; ở trong hoàn cảnh tưởng tượng của mình một cách chân thật nhất.
Ý nghĩa của hoạt động góc trong lớp mầm non ra sao?
Việc vui chơi, hoạt động ở các góc trong trường mầm non; là phương tiện để giáo dục các em học sinh phát triển toàn diện về đạo đức và trí tuệ, thể chất và tính thẩm mĩ. Trẻ mầm non đến lớp không chỉ được chăm sóc về sức khỏe, được học tập mà còn được vui chơi thoải mái. Các hoạt động góc trong trường mầm non mang ý nghĩa:
Chơi, hoạt động ở các góc:
Đây chính là 1 hoạt động không chỉ có mục đích tạo ra sản phẩm; mà đó còn để thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ mẫu giáo.Trẻ được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm và trò chơi theo nhu cầu và sự hứng thú của trẻ. Qua hoạt động đó giúp trẻ giúp trẻ chia sẻ niềm vui của mình với các bạn. Trẻ được đóng các vai chơi, tự nguyện chơi sau khi đã chọn các góc chơi cho mình nhằm thể hiện tính cách và sở trường qua từng góc chơi.
Các góc chơi:
Góc xây dựng, góc nghệ thuật – tạo hình, góc thư viện, góc phân vai, góc thiên nhiên, góc khoa học, … Ở mỗi góc chơi thì các em nhỏ đều được học những kiến thức và kỹ năng khác nhau. Quan trọng hơn cả là trẻ sẽ có cơ hội để thể hiện mình và biết phối hợp với bạn cùng chơi tốt nhất.
Hoạt động vui chơi ở các góc phản ánh sự sáng tạo của trẻ mầm non về nhận thức và ngôn ngữ. Đó là sự tác động qua lại giữa đứa trẻ đó với môi trường xung quanh. Vì khi trẻ đang chơi ở các góc chơi đồng nghĩa với việc trẻ đang sống trong cuộc sống thực.
Bởi trong khi trẻ chơi được đối thoại cùng nhau, có sự trao đổi – thỏa thuận, thương lượng với nhau; trẻ cũng phải nói cho bạn chơi cùng hiểu và phải hiểu lời của các bạn cùng chơi. Những điều ấy có ảnh hưởng rất lớn; đến sự phát triển mặt tình cảm xã hội của trẻ mầm non trong giao tiếp ứng xử giữa các bạn trong nhóm chơi; từ đó hình thành thái độ tích cực của trẻ với bản thân mình.
>> Tham khảo thêm: Top 5 trò chơi rèn luyện trí nhớ cho trẻ mầm non
Lời kết
Trên đây là ý nghĩa của các hoạt động góc trong lớp mầm non mà Thiết Bị Mầm Non Việt Mỹ chia sẻ đến bạn. Mong rằng những thông tin trên; sẽ giúp các thầy cô trường mầm non tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non thành công! Việt Mỹ hẹn gặp lại các bạn trong những nội dung có ích cho trẻ mầm non tiếp theo.