Phương pháp giáo dục Steiner cho trẻ mầm non: Hãy để con sáng tạo

Phương pháp giáo dục Steiner cho trẻ mầm non là gì? Bên cạnh các phương pháp giáo dục sớm phổ biến như Montessori, Glenn Doman, … Thì phương pháp giáo dục Steiner cũng đang được rất nhiều bâc cha mẹ tìm hiểu để giáo dục cho bé yêu nhà mình.

Phương pháp giáo dục Steiner hiện đang được áp dụng tại hơn 2000 trường mầm non, 1000 trường học các cấp, 700 trung tâm chăm sóc trẻ em. Rất nhiều chương trình homeschooling tại các quốc gia đã và đang đi theo cách giáo dục này. Vậy thì phương pháp giáo dục này có những đặc trưng gì? Cùng Việt Mỹ tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Phuong Phap Giao Duc Steiner Cho Tre Mam Non 1

Phương pháp giáo dục Steiner là gì?

Phương pháp giáo dục Waldorf Steiner là phương pháp hướng người học trở thành những con người cá nhân tự do, có đam mê và lý tưởng sống.

Chính vì thế, nhà sáng lập Steiner thành lập trường Waldorf đầu tiên ở Stuttgart, Đức vào năm 1919. Nhưng chính Adolf Hilter lại cấm việc mở trường học đi theo hướng khai phóng này.

Phuong Phap Giao Duc Steiner Cho Tre Mam Non 2

Các nhà giáo dục tiên phong phải di cư sang Mỹ và thành lập trường Rudolf Steiner School đầu tiên tại New York (năm 1928).

Phương pháp Steiner hay còn được gọi là Waldorf. Đây là một trong những phương pháp giáo dục sớm phổ biến trên thế giới và đang dần phát triển tại Việt Nam. Phương pháp này được phát triển bởi Rudolf Steiner Joseph Lorenz, một nhà triết học, tư tưởng xã hội, kiến trúc sư người Áo. 

Rudolf Steiner
Rudolf Steiner

Triết lý giáo dục của Steiner

Nền giáo dục hiện dại ngày nay quá tập trung vào việc truyền đạt kiến thức, bồi đắp cho học sinh thêm sức cạnh tranh. Triết lý giáo dục Steiner thì khác hẳn: Nhấn mạnh vào 3 yếu tố cơ bản của con người: Suy nghĩ, Cảm xúc và Ý chí.

Trong nền giáo dục Steiner, giáo viên được chỉ dẫn các phương pháp thực hành để phát triển ý chí cho trẻ nhỏ qua các hoạt động học tập bằng trải nghiệm. Cấp mầm non tiểu học thì chủ yếu là các hoạt động chân tay. Sang cấp 2-3, Steiner chủ trương vào các dự án khoa học và nghệ thuật.

Phuong Phap Giao Duc Steiner Cho Tre Mam Non 3

Triết lý giáo dục Steiner đơn giản nhưng lại rất thâm sâu:

  • Giáo dục không dựa vào thành tích.
  • Đánh giá con người không qua thành công, địa vị, tiền bạc, …
  • Không áp đặt uy quyền, không thưởng – phạt.
  • Không phán xét.
  • Nuôi nấng trí tưởng tượng của trẻ.

Đặc trưng của phương pháp giáo dục sớm cho trẻ Steiner

Một môi trường giáo dục áp dụng phương pháp Steiner sẽ cần phải đảm bảo những tiêu chí sau đây

1. Trẻ được chơi hoàn toàn

Theo Steiner, thì công việc chính của trẻ nhỏ trong 7 năm đầu đời là thích nghi và phát triển cơ thể, tìm hiểu thế giới xung quanh; cũng như khai phá khả năng tiềm ẩn của bản thân. Chính vì thế mà sức sống của trẻ em trong giai đoạn này chỉ nên dùng cho những công việc trên thay vì học tập.

Não bộ của trẻ em trong giai đoạn này cần được bảo vệ tích cực để có thể phát triển hoàn chỉnh. Bởi chỉ có như vậy, thì nó mới thực hiện chức năng của mình 1 cách tốt nhất. Chính vì thế mà Steiner đã tập trung vào các hoạt động vui chơi, phát triển trí tưởng tượng, hòa mình vào tự nhiên thay vì tiếp thu tri thức học thuật. Việc học chữ hay các kiến thức khác sẽ phải trì hoãn cho đến khi trẻ 7 tuổi nên có khi trẻ lên đến lớp 3 mới biết đọc.

Bên cạnh đó, Steiner cũng kêu gọi người lớn tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các thiết bị số như điện thoại, iPad (máy tính bảng), tivi trong quá trình nuôi dạy trẻ 7 năm đầu vì không có lợi cho sự phát triển tự nhiên của trẻ.

Tre Duoc Choi

2. Có nhiều hoạt động lặp lại

Các hoạt động ở các trường mầm non áp dụng Steiner hiện nay thường bao gồm các hoạt động lặp đi lặp lại hằng ngày. Cụ thể như chơi tự do, các môn nghệ thuật gồm vẽ, làm mẫu, vui chơi ngoài chơi; các hoạt động thực hành như; nấu nướng, dọn dẹp, làm vườn với nhiều hình thức đa dạng. Việc lặp đi lặp lại hằng ngày sẽ giúp trẻ có thể dự đoán được điều gì sắp xảy ra.

Một điểm đặc sắc của các trường áp dụng phương pháp giáo dục Steiner này đó là nhấn mạnh các hoạt động ngoài trời. Mục đích chính của các hoạt động này đó là làm tăng trải nghiệm của trẻ với tự nhiên, thời tiết và mùa trong năm. Bên cạnh đó, các trường cũng hay tổ chức các lễ hội theo mùa, theo quý để trẻ có thêm nhiều ký ức thú vị, …

3. Giáo viên là người hướng dẫn và làm gương

Trong lớp học của Steiner, học sinh sẽ được học hỏi thông qua việc quan sát giáo viên làm. Với những trường lựa chọn phương pháp giáo dục này, thì trường học được coi là như là ngôi nhà của các em học sinh; cho nên giáo viên cũng sẽ thực hiện các công việc như cha mẹ là: đọc truyện, khâu vá hay nấu nước, …

Bản thân trẻ cũng sẽ học được cách làm những hoạt động đó thông qua việc nhìn theo giáo viên thực hiện. Người thầy, người cô trong Steiner chính là tấm gương cho trẻ noi theo; cho nên giáo viên phải luôn bình tĩnh, xử lý mọi việc thấu mọi việc trên thực tế và suy nghĩ một cách nhẹ nhàng.

Giao Vien Huong Dan

4. Đồ chơi khuyến khích sáng tạo

Khác với phương pháp giáo dục Montessori hay Glenn Doman với những học cụ được thiết kế sẵn để phát triển một số tư duy cụ thể của trẻ; Thì các đồ chơi của Steiner thường khá đơn giản, tự nhiên với mục tiêu giúp cho trẻ phát triển khả năng tưởng tượng.

Đồ chơi trong các trường mầm non ứng dụng Steiner thường không có hình thù cụ thể. Đôi khi, 1 khúc gỗ cũng có thể là đồ chơi và trẻ có toàn quyền tưởng tượng xem nó sẽ là cái gì. Chính sự đơn giản và linh hoạt này lại giúp cho trẻ phát huy được toàn bộ khả năng sáng tạo của mình.

Do Choi Sang Tao

Chất liệu của trường mẫu giáo Steiner thường là những nguyên vật liệu tự nhiên, không có đồ chơi nhân tạo như nhựa. Theo Waldorf, vật liệu tự nhiên có thể nuôi dưỡng các giác quan và sự sống đang phát triển của trẻ rất tốt. Những món đồ bằng nhựa, nylon hay bất cứ chất liệu tổng hợp nào đều là khoáng vật;  tuy có hình thù nhưng lại không có sức sống, hơi ấm đối với trẻ.

5. Chân thật và nhẹ nhàng

Theo Steiner, trẻ sẽ trải qua trạng thái mơ màng trong khoảng 7 năm đầu tiên, nhưng mạnh nhất là khoảng trước 03 tuổi. Trạng thái mơ màng là trạng thái trẻ nhỏ chưa có ý thức về bản thân, về cái tôi, về suy nghĩ của riêng mình. Cũng như chưa có ý thức rõ rệt về thế giới xung quanh trẻ; bởi lúc này trẻ thấy mình với mọi người và thế giới xung quanh là 1.

>> Tham khảo thêm: 5 phương pháp giáo dục sớm cho trẻ hiện nay

Ưu điểm/Hạn chế của phương pháp giáo dục Steiner:

1. Ưu điểm của phương pháp Steiner:

Phát triển về tư duy tình cảm cho trẻ: Phương pháp giáo dục Steiner chú trọng việc phát triển trí não, tập trung vào tính cách, sự sáng tạo, những sở thích của trẻ. 3 yếu tố quan trọng được tập trung là: Suy nghĩ- Cảm xúc- Ý chí. Các trường mầm non khi áp dụng phương pháp này, cần phải đảm bảo môi trường tại lớp học gần gũi với trẻ như ở nhà.

Lớp học mang màu sắc cổ tích: Phương pháp giáo dục Steiner là phương pháp đề cao sự sáng tạo của trẻ em. Nhằm để trẻ được thoải mái bay bổng mơ mộng với bất kì đồ vật, không gian nào.

Xây dựng kỹ năng xã hội: Trẻ sẽ được hòa mình vào môi trường có thể tham gia, kết nối cùng nhiều bạn bè với những hoạt động tập thể khác nhau. Từ đó giúp nâng cao khả năng giao tiếp và nhiều kỹ năng xã hội khác.

Uu Nhuoc Diem

2. Hạn chế của phương pháp Steiner:

Đa phần phụ huynh cho rằng đối với môi trường thoải mái như phương pháp Steiner; thì trẻ sẽ không có tính kỷ luật. Tuy nhiên, tính kỷ luật của trẻ sẽ được hình thành từ tình yêu thương, trách nhiệm chứ không phải từ sự răn đe, nghiêm khắc như cách dạy thông thường.

Mô hình giáo dục này không thể áp dụng phổ biến trong các trường mầm non vì mỗi người hướng dẫn cần nhiều thời gian để tiếp cận, thấu hiểu từng trẻ với những tính cách và đam mê khác nhau.

Sự khác biệt giữa phương pháp Steiner so với phương pháp truyền thống

Không đặt nặng kiến thức:

Phương pháp giáo dục Steiner chủ yếu tập trung vào việc rèn luyện 3 yếu tố quan trọng nhất ở một đứa trẻ gồm: Suy nghĩ, cảm xúc, ý chí

Không dùng các yếu tố hơn thua:

Các phương pháp giáo dục truyền thống thường đề ra hình thức thi đua, thưởng phạt để nhằm thúc đẩy học sinh. Phương pháp Steiner sẽ đi ngược lại với tiêu chí “không cạnh tranh, không phạt, không thưởng”.

Phuong Phap Giao Duc Steiner Cho Tre Mam Non 4

Không đánh giá trẻ theo khuôn mẫu nào:

Một số khuôn mẫu trong xã hội về sự thành công, được công nhận, đối với trẻ là việc học giỏi, … sẽ không được áp dụng trong phương pháp giáo dục Steiner. Đối với phương pháp này; thì mục tiêu chính là tạo nên những cá thể có động lực phát triển những đam mê của riêng mình, không theo chuẩn mực của xã hội đặt ra.

>> Xem thêm: Dạy con thông minh theo phương pháp Glenn Doman

Tổng kết

Giáo dục trẻ trong những năm đầu đời là điều vô cùng quan trọng. Mỗi phương pháp sẽ đều có những lợi ích và hạn chế khác nhau. Phương pháp Steiner có mục đích khám phá những đam mê; giáo dục bé bằng tình yêu và sự thoải mái. Nên bạn hãy tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ; trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào cho con yêu của mình nhé! Việt Mỹ chúc bạn áp dụng thành công!

Tin liên quan