Việt Mỹ gửi đến bạn danh sách các trò chơi cho trẻ tại nhà theo từng giai đoạn phát triển của trẻ. Những tương tác trong trò chơi giúp cho bé rèn luyện kỹ năng nhường lượt – giành lượt; kỹ năng vận động tinh và kỹ năng nhận thức bản thân trong không gian rất tốt. Cùng xem nhé.
Các trò chơi cho trẻ em tại nhà theo từng giai đoạn ba mẹ nên biết
Vui chơi không chỉ là một hoạt động mang tính giải trí. Mà đó còn là nền tảng hỗ trợ cho sự phát triển lành mạnh của trẻ nhỏ khi lớn lên. Trên thực tế, chơi chính là phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ em. Các bé có thể tham gia vào các trò chơi sáng tạo, trò chơi tưởng tượng; trò chơi theo nhóm, trò chơi rèn luyện kỹ năng quan sát, … Nhằm phát triển thêm các kỹ năng quan trọng về xã hội, nhận thức; sắp xếp – tổ chức, vận động thể chất và cảm xúc., …
Dưới đây là các trò chơi cho trẻ tại nhà trong từng giai đoạn phát triển của bé. Cha mẹ cần lưu ý rằng từng bé có tốc độ phát triển khác nhau. Cho nên thời điểm đạt được các cột mốc vui chơi cũng sẽ không đồng nhất. Thêm vào đó, các trò chơi sẽ được sắp xếp theo thứ tự giai đoạn phát triển; Nhưng hoàn toàn có thể xảy ra đồng thời và tồn tại ngay cả khi bé đã bước sang các giai đoạn mới.
1. Chơi như không chơi: Trẻ từ 0 đến 3 tháng
Trò chơi này thường phổ biến ở các bé sơ sinh từ 0 đến 3 tháng tuổi. Đây chính là cột mốc đầu tiên trong “hành trình” vui chơi lâu dài của bé. Mỗi khi ngắm nhìn con chơi, cha mẹ sẽ phát hiện ra một điều thú vị, đó là con “chơi mà như không chơi”.
Lúc này, bé chỉ quan sát mọi thứ xung quanh và thực hiện các hành động không có mục đích. Trò chơi này có vẻ đơn giản quá phải không? Đúng là rất đơn giản nhưng đó lại là nền tảng quan trọng cho bé; tiến tới các giai đoạn vui chơi phức tạp hơn về sau. Đây chính là trò chơi rèn luyện kỹ năng quan sát; mà bé sẽ sử dụng vào các cột mốc phát triển sau này.
Bạn hãy cố gắng đặt mình vào vị trí của con và hiểu rằng bản thân bé yêu đang rất hài lòng với trò chơi giản đơn ấy. Sự can thiệp hay hỗ trợ đặc biệt từ người lớn sẽ là điều không quá cần thiết trong giai đoạn vui chơi này. Hãy cho con thời gian để tận hưởng niềm vui từ những hoạt động đơn giản nhất như huơ huơ tay và đạp chân trong không khí.
2. Chơi tự lập – Giai đoạn sơ sinh
Khi nhắc đến hình thức chơi tự lập, cha mẹ chắc hẳn ít nhiều sẽ suy nghĩ đến việc: “Có nên để con tự chơi một mình? Chơi như vậy thì có tác dụng gì không? Có đảm bảo an toàn không?”
Chơi tự lập là hình thức vui chơi rèn luyện nên 1 em bé tự lập. Tiếp nối “chơi như không chơi”, đây chính là mắt xích quan trọng tiếp theo trong hành trình phát triển toàn diện của bé. Trò chơi tự lập sẽ mang đến cho bé khả năng tự “giải khuây”, phát triển tư duy sáng tạo và hình thành tính tự lập ở trẻ.
Bạn chuẩn bị đồ chơi tự lập cho bé như thế nào? Bất cứ đồ vật gì an toàn đều có thể trở thành “bạn đồng hành” của bé. Từ con thú nhồi bông, bộ hình khối, mô hình nhân vật, trang phục hóa trang, đồ chơi dụng cụ đến búp bê, … cho đến đồ chơi kéo đẩy và sách truyện.
Bất cứ bé nào cũng có khả năng chơi tự lập từ sơ sinh. Đến 2-3 tuổi sẽ có khả năng tập trung cao, nhưng kỹ năng giao tiếp và chia sẻ lại chưa phát triển nhiều. Những bé có tính cách rụt rè hoặc chưa biết hòa nhập với bạn bè sẽ vẫn thích chơi độc lập khi chúng lớn lên.
3. Chơi thông qua việc quan sát: Trẻ từ 2 đến 3 tuổi
Chơi thông qua quan sát có nghĩa là bé sẽ không tham gia vào trò chơi; mà chỉ đứng ngoài quan sát hoạt động của các bạn khác. Kiểu chơi này thường phổ biến với các bé từ 2 đến 3 tuổi, đặc biệt là với những bé đang trong quá trình phát triển vốn từ vựng.
Sẽ thật là đáng tiếc nếu bé bỏ lỡ cơ hội học tập thông qua hình thức vui chơi lành mạnh này. Trong giai đoạn này, bé sẽ vui chơi với tinh thần thử nghiệm, làm quen với các quy định trong trò chơi và chỉ muốn lặng lẽ để quan sát nhằm“học hỏi kinh nghiệm” từ các anh chị lớn hơn.
Đây là trò chơi rèn luyện kỹ năng quan sát, giúp bé rèn luyện sự tự tin. Đồng thời tích lũy cho mình những bài học mới và hình dung cấu trúc của các giai đoạn vui chơi tiếp theo. Việc quan sát kết hợp với bắt chước hành động còn giúp bé trang bị các kỹ năng quan trọng, trong đó có vận động thô và vận động tinh.
Nhiều bé sẽ thực hành với đồ chơi đang cầm trong tay. Tuy nhiên, ở giai đoạn này bé vẫn quan sát là chủ yếu. Trong lúc quan sát trò chơi của các bạn,thì bé có thể bày tỏ ý kiến hoặc thể hiện cảm xúc của mình. Điều này chứng tỏ bé đang học tập cách chơi. Cũng như tương tác gián tiếp và chuẩn bị sẵn sàng cho kỹ năng cho các trò chơi theo nhóm.
4. Chơi song song – Mỗi người một trò: Bé khoảng 2 tuổi
Chơi song song là một trong các trò chơi cho trẻ em tại nhà phổ biến nhất. Đặc biệt ở giai đoạn bé được khoảng 2 tuổi. Các bé chơi trong cùng 1 không gian nhưng không can thiệp trực tiếp vào trò chơi của nhau.
Mặc dù ít tạo ra tương tác xã hội, nhưng chơi song song lại giúp bé có cơ hội học tập lẫn nhau và biết thêm về những kiểu chơi khác. Có vẻ như các bé không để ý đến các bạn khác và chỉ tập trung vào trò chơi của mình. Nhưng trong thực tế là bé quan sát rất nhiều và thậm chí còn bắt chước hành vi của nhau.
Cũng giống như các kiểu chơi trước đó, chơi song song là trò chơi có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Đây là chiếc cầu nối để cho bé chuyển sang các giai đoạn vui chơi phức tạp hơn và cần nhiều kỹ năng hơn. Bé sẽ được thoải mái lựa chọn những trò chơi mà mình yêu thích, từ tô màu, chơi búp bê cho đến kéo xe ô tô đồ chơi.
5. Chơi chia sẻ: Trẻ từ 3 đến 4 tuổi
Tương tự với kiểu chơi chơi song song. Cách chơi chia sẻ cũng phổ biến ở bé từ 3 đến 4 tuổi. Nhưng thay vì chơi độc lập hoàn toàn, bé có thể nói chuyện và tương tác với nhau trong khi vẫn tập trung vào trò chơi của riêng mình. Thông thường, hình thức này sẽ bớt phổ biến hơn khi bé lên 5 tuổi.
Sự chia sẻ trong trò chơi sẽ đem đến cho bé cơ hội phát triển toàn diện các kỹ năng. Bao gồm giao tiếp xã hội, nhường lượt, giải quyết vấn đề, hợp tác và phát triển ngôn ngữ. Ngoài ra, trò chơi này còn dạy trẻ biết chia sẻ đồ chơi với bạn, từ đó xây dựng nên những tình bạn trong sáng và gắn bó bền chặt hơn.
6. Chơi hợp tác: Trẻ mầm non
Với kiểu chơi hợp tác, bé sẽ không còn chơi tách biệt như trước nữa mà chuyển sang chơi cùng nhau. Hình thức này thường phổ biến ở trẻ độ tuổi từ 4 đến 5, đặc biệt là với nhóm trẻ mẫu giáo lớn trở lên và nhóm bé nhỏ có anh chị lớn. Song song với chơi hợp tác, bé vẫn tham gia vào các trò chơi sáng tạo cho trẻ mầm non, chơi chia sẻ, chơi thông qua việc quan sát.
Vui chơi hợp tác sẽ giúp bé có cơ hội luyện tập các kỹ năng xã hội đã hình thành trước đó và áp dụng vào tình huống thực tế. Khi bé biết cách chơi hợp tác hơn thì bạn hãy khuyến khích con tham gia vào những trò chơi thúc đẩy kĩ năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Cụ thể:
Trò chơi mang tính cạnh tranh:
Giúp bé học được những bài học quý giá về các quy định, kỹ năng nhường lượt – giành lượt. Nhận thức được sự tồn tại của mình trong đội nhóm và biết phân biệt thắng – thua. Ngoài ra, bé còn được rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng chơi thể thao và kỹ năng đương đầu với thất bại.
Trò chơi lắp ghép xây dựng:
Bé học được cách thao tác, xây dựng và lắp ráp mọi thứ lại với nhau thông qua các trò chơi như lắp hình khối, chơi lego, xây đường đi cho ô tô đồ chơi hay xây pháo đài từ nhiều cái gối ôm. Trong quá trình “nghiên cứu” và khám phá ra cách chơi hay nhất; thì bé sẽ có cơ hội vận dụng kỹ năng nhận thức bản thân của mình. Các trò chơi xây dựng lắp ghép cho trẻ mầm non; sẽ giúp bé hiểu được tác dụng của việc làm đi làm lại một việc và từ đó hình thành tính kiên trì.
Trò chơi tưởng tượng:
Bao gồm các trò chơi quen thuộc như hóa trang thành bác sĩ, đóng vai thành siêu nhân hay chơi đồ hàng.
Đây không chỉ là trò chơi rèn luyện khả năng tưởng tượng. Mà đó còn là cơ hội để bé phát triển khả năng ngôn ngữ; và các kỹ năng quan trọng như nhường nhịn, hợp tác và chia sẻ. Thông qua trò chơi đóng vai, bé cũng hiểu thêm về chức năng của các cá nhân; trong cộng đồng xã hội rộng lớn.
Trò chơi vận động thể chất:
Ném bóng, leo trèo hay đạp xe, … Chính là cơ hội tuyệt vời để bé luyện tập kỹ năng vận động tinh và vận động thô.
Trò chơi thể hiện bản thân:
Các hoạt động liên quan đến âm thanh (hát, kể chuyện cười, làm thơ); hình ảnh (vẽ tranh, tô màu, nặn đất sét) và sáng tạo âm nhạc. Những hoạt động này sẽ giúp bé được thể hiện năng khiếu. Đồng thời sẽ được khám phá những trải nghiệm; đưa ra ý tưởng và điều khiển cảm xúc của bản thân.
>> Xem thêm: Top 8 nhạc cụ khuyến khích bé yêu trở thành “nghệ sĩ nhí”
Trên đây là Những trò chơi cho trẻ tại nhà theo từng giai đoạn mà Việt Mỹ gửi đến bạn. Các trò chơi này có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Đừng bỏ lỡ bất cứ cơ hội tốt nào dành cho con; mà để con yêu được tự mình trải nghiệm những điều thú vị tồn tại trong cuộc sống bạn nhé.