Tình trạng đuối nước ở trẻ em hiện nay khá phổ biến, đặc biệt là vào mùa hè. Sự tò mò, năng động của trẻ là những đặc trưng trong quá trình phát triển của trẻ lứa tuổi mầm non. Bé rất háo hức để khám phá thế giới xung quanh và đặc biệt là rất yêu thích môi trường nước.
Trẻ bị đuối nước không chỉ xảy ra ở ao hồ, sông, suối, … Mà còn có thể xảy ra ngay tại nhà, trong nhà trường, ở nhà trẻ, … Do đó, các bậc phụ huynh và giáo viên mầm non cần hiểu biết cách phòng chống đuối nước ở trẻ em và kĩ năng xử lý tai nạn đuối nước. Cụ thể qua nội dung bài viết mà Việt Mỹ chia sẻ dưới đây.
CÁC TÌNH HUỐNG XẢY RA ĐUỐI NƯỚC Ở TRẺ
Dòng nước mát lạnh, gợn sóng lấp la lấp lánh luôn thu hút ánh mắt của trẻ. Bé sẽ bị cuốn hút vào “thế giới” hấp dẫn này mà không hề biết rằng nước có thể gây nguy hiểm và bé chưa đủ lớn để tự chơi với nước. Những nguy hiểm luôn rình rập bé trong làn nước tưởng chừng như vô hại ấy.
Tai nạn do đuối nước ở bé có thể xảy nhiều trường hợp như:
- Trẻ bị ngạt nước do không biết bơi ngã xuống nước.
- Bé ngã cắm đầu vào chậu nước hay bồn tắm.
- Trẻ bị ngất đột ngột khi vừa tiếp xúc với nước.
- Trẻ em lặn sâu dưới nước khi hết hơi mà không ngoi lên kịp dẫn đến bị ngạt.
- Bé bơi quá mệt, cơ thể bị mất nhiệt do nước lạnh.
- Trẻ bị chuột rút trong nước rồi ngất đi, …
Hậu quả cuối cùng có thể dẫn đến các di chứng nặng nề hoặc tử vong ở trẻ nhỏ. Chính vì thế mà việc sơ cứu trẻ em đuối nước là một phần vô cùng quan trọng nhằm giảm tỷ lệ tử vong và các di chứng sau đuối nước ở trẻ.
CÁCH SƠ CỨU ĐÚNG CÁCH KHI TRẺ BỊ ĐUỐI NƯỚC
Khi bé bị đuối nước sau khi đưa lên bờ (tách biệt nước) dù tỉnh hoặc bất tỉnh. Thì phải tiến hành cấp cứu tại chỗ ngay lập tức. Và luôn nhớ gọi thêm người đến giúp đỡ và sơ cứu tại chỗ:
– Đặt bé nằm ngửa trên sàn trong tư thế đầu thấp. Nếu như bé bất tỉnh, cần phải tiến hành hồi sức tim phổi ngay.
– Cần phải đảm bảo lấy sạch đờm dãi và các dị vật ở miệng và mũi trẻ. Khi thực hiện, người cứu hộ nên HẾT SỨC BÌNH TĨNH, không làm tổn thương thêm đường hô hấp của bé.
– Quan sát lồng ngực của bé – nếu không còn di động. Cần thực hiện việc hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt liên tục 2 lần.
– Ngay sau khi thực hiện hô hấp nhân tạo. Người sơ cứu cần kiểm tra mạch đập của bé tại một trong các vị trí như mạch quay ở cổ tay, mạch cảnh ở cổ và mạch bẹn. Hoặc có thể sờ vào lồng ngực trái của bé để cảm nhận xem tim còn đập không. Khi không bắt được mạch hoặc thấy tim ngừng đập, cần phải tiến hành ép tim ngoài lồng ngực kèm theo hô hấp nhân tạo (2 bàn tay chồng lên nhau và đặt giữa ngực trẻ, ấn mạnh xuống khoảng 2 – 3 cm với nhịp điệu 2 lần/giây như hình dưới.
– Tiến hành cởi bỏ quần áo bị ướt và giữ ấm cho trẻ bằng chăn mền hoặc vải khô/áo quần khô. Bị hạ thân nhiệt cũng là một trong những nguyên nhân gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ khi đuối nước..
Lưu ý:
>> Đặc biệt TUYỆT ĐỐI KHÔNG xốc nước, vác trẻ chạy vòng vòng cho nôn ra nước. Cách này không những không làm cho nước chảy ra ngoài – mà khiến nước từ dạ dày đi ra, đôi lúc nước còn chảy ngược vào phổi dẫn đến thiếu oxy, làm chậm trễ cơ hội cứu sống trẻ.
Sau khi sơ cứu trẻ, lập tức đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để các bác sĩ có kinh nghiệm kiểm tra và chữa đúng cách. Ngoài ra, bạn cũng nên phòng chống tình huống đuối nước ở trẻ một cách linh động nhất. Cụ thể qua 10 phương pháp được kể ở phần tiếp dưới đây.
>> Có thể bạn cần đến:
Thú nhún lò xo cho trẻ mầm non giá cực TỐT tại TPHCM
Đu quay mâm xoay mầm non giá tốt chất lượng cao tại TPHCM
Cầu trượt mini cho bé mầm non giá tốt nhất Sài Gòn
Xích đu mầm non mẫu mã đẹp giá tốt cho bé
TOP 10 CÁCH PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC TRẺ EM HIỆU QUẢ NHẤT
1. Cẩn thận khi cho bé chơi ở khu vực nhà tắm
Nhà tắm là nơi các bé rất thích nghịch và khám phá. Bạn nên để mắt đến bồn tắm, nơi có thể khiến bé bị đuối nước bất cứ lúc nào.
Sau khi tắm xong, bạn nhớ phải xả hết nước và khóa vòi bồn tắm lại. Việc này nhằm phòng tránh trường hợp bé bị ngã vào trong bồn và đuối nước lúc người lớn không để ý.
Ngoài ra, bạn cũng nên tắt hoàn toàn chế độ nước nóng ở vòi hoa sen, đề phòng bé bị bỏng rất nguy hiểm.
2. Kiểm tra môi trường nước ở nhà và những nơi bé đến
Khi vào thời điểm mùa hè ở các vùng nông thôn. Trẻ thường dễ bị đuối nước do không có người lớn giám sát. Vì thế, bạn nên kiểm tra môi trường nước xung quanh để phòng ngừa nhanh nhất rủi ro cho bé.
Ngay cả khi đi chơi, du lịch, bạn cũng nên để mắt đến trẻ nhỏ. Ngăn trẻ lại gần khu vực bể bơi, bờ biển hay bồn tắm, …
3. Luôn cẩn thận với các vật dụng chứa nước quanh nhà
Nhiều gia đình có xây ao, hồ cá cảnh, đài phun nước, nơi tắm rửa thú cưng, rửa xe, …. Những nơi này giúp tạo nên không gian sống xanh mát, trong lành với thiên nhiên nhưng vô tình có thể gây rủi ro cho bé mới biết đi.
Nếu như nhà bạn sống gần ao tôm, ao cá, kênh, rạch, con suối, đập thủy lợi thì càng nên giám sát con em mình chặt chẽ hơn.
4. Giữ trẻ trong nhà khi người lớn bận rộn
Bé mới biết đi thường lang thang đến bất cứ chỗ nào mà bé cảm thấy tò mò. Khi người lớn xao lãng không để mắt tới bé, bé có thể dễ dàng gặp nguy hiểm với nước.
Vì thế luôn để con chơi trong nhà, luôn đóng cửa phòng lại nếu người lớn bận nấu ăn hoặc bận việc không thể chơi cùng bé trong khoảng thời gian nào đó.
5. Tạo ra rào cản giữ an toàn cho bé
Khi trẻ chơi một mình mà không có người quan sát. Chiếc rào cản chính là vật có ích nhất để có thể giúp phòng ngừa rủi ro tai nạn từ nước cho bé.
Hãy lắp rào cản an toàn cho bé ngay tại các vị trí có thể dẫn đến nguồn nước trong nhà như nhà tắm, nhà vệ sinh, nơi rửa bát, hồ bơi, … Bởi vì các vật dụng chứa nước sinh hoạt trong nhà cũng có thể trở thành một cái bẫy nguy hiểm khi trẻ biết đi. Cụ thể như bồn cầu, bồn tắm, thùng phuy chứa nước, vòi hoa sen, … đều không an toàn cho bé.
6. Giữ bể bơi tại nhà an toàn
Làm hàng rào chắn bể bơi: Đối với tất cả các loại bể bơi cố định hoặc bể bơi tạm thời như phao bơm, thì nên làm hàng rào chắn để đảm bảo an toàn tối thiểu cho bé. Nên thiết kế hàng rào chắn cao ít nhất 1,2m trở lên. Khoảng cách ở giữa các thanh phải nhỏ, đảm bảo là bé không chui qua được.
Tách biệt hoàn toàn hồ bơi ra khỏi không gian nhà: Bạn nên thiết kế vị trí hồ bơi kín, tách biệt hoàn toàn với không gian sinh hoạt trong nhà. Lưu ý khóa cổng bể bơi và kiểm tra thường xuyên bạn nhé.Bạn cũng nên thu dọn tất cả đồ chơi sau khi bé rời khỏi bể bơi. Vì bé có thể cố gắng quay lại để tìm đồ.
7. Cử ra người giám sát bể bơi khi có tiệc
Nếu gia đình bạn tổ chức ăn tiệc ở gần bể bơi, hãy cử ra ít nhất 1 người giám sát bọn trẻ. Đây là việc rất quan trọng để đảm bảo rằng không có đứa trẻ nào bị ngã xuống nước.
8. Sử dụng thiết bị giám sát cảm ứng
Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyên bạn rằng: “nên kiểm soát trẻ bằng các thiết bị giám sát cảm ứng liên tục”.
Theo AAP, thì hầu hết các trường hợp trẻ em bị đuối nước ở nhà xảy ra trong bồn tắm đều do sự xao lãng của người lớn.
Trong thời gian bé tập bơi, bạn hãy bước xuống nước cùng bé. Nếu có việc cần ra ngoài, bạn hãy mang bé theo, ngay cả khi bể có nhân viên cứu hộ trên bờ.
9. Cho trẻ mặc áo phao lúc bơi hoặc lúc bé ngồi trên tàu thuyền
Áo phao tuy không phải là giải pháp đảm bảo an toàn 100% cho bé khi ở môi trường nước. Nhưng ít nhất, dụng cụ này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro nhiều nhất khi có sự cố xảy ra.
Bạn không chỉ mặc áo phao cho bé khi đi bơi, đi tắm biển, đi tàu thuyền. Mà bạn còn phải luôn giữ bé ở trong tầm mắt và tầm tay.
10. Cho bé học bơi ngay khi bé sẵn sàng
Bạn nên cho bé học bơi để giữ an toàn trong môi trường nước ở mọi lúc.
Theo nghiên cứu cho thấy, cần phải đào tạo kỹ năng sinh tồn dưới nước cho bé. Việc này có thể giúp giảm thiểu nguy cơ đuối nước cho trẻ, kể cả trẻ từ 1 đến 4 tuổi.
Bạn cũng cần xem thời điểm thích hợp để tập cho bé học bơi. Nếu có thể , bạn nên cho bé đến các trung tâm dạy trẻ học bơi hay dạy bé bơi tại bể bơi ở nhà( nếu có).
>> Xem thêm nội dung khác:
5 Truyện tiếng anh cho trẻ mầm non hay và dễ đọc
TOP 50 tranh tô màu cho bé mầm non đơn giản mà đẹp
Trên đây là những cách phòng chống đuối nước ở trẻ em. Cũng như cách sơ cứu kịp thời khi trẻ bị đuối nước mà thiết bị mầm non Việt Mỹ gửi đến bạn. Hy vọng rằng đó sẽ là những mẹo hữu ích nhất để bảo vệ an toàn cho trẻ.