Bạn đã biết những dấu hiệu nhận biết năng khiếu của trẻ từ nhỏ chưa? Có rất nhiều đứa trẻ ngay từ nhỏ đã có những dấu hiệu tài năng ở một số lĩnh vực. Tuy nhiên, do ba mẹ không để ý, hoặc không thấy, cho nên các bé không thể phát huy tiềm năng của mình.
Bài viết này Việt Mỹ sẽ gợi ý cho ba mẹ 10 dấu hiệu chứng tỏ con có năng khiếu ở lĩnh vực nào đó. Ba mẹ hãy chú ý xem, con mình có dấu hiệu nào trong đây hay không nhé.
Top 10 dấu hiệu giúp nhận biết năng khiếu của trẻ em từ bé
Việc cố gắng giúp con phát huy được năng khiếu; sẽ giúp cho bé thuận lợi trong công việc sau này. Sau đây là dấu hiệu nhận biết năng khiếu của trẻ tiêu biểu nhất.
1. Bé thích sắp xếp, tư duy logic sáng tạo:
A. Biểu hiện:
Bé thích sắp xếp mọi vật ngay ngắn lại với nhau. Cụ thê như chăn mùng, vớ (tất) thành từng đôi, hoặc phân loại đồ chơi ra. Bé cũng đặc biệt thích những thứ được sắp xếp thành thứ tự rõ ràng. Bên cạnh đó, bé còn hay chơi các trò chơi như: xếp mô hình, ghép tranh, xây tháp, giải mã mê cung, quay rubik, nặn đất sét, …
Ba mẹ hãy để cho bé “phụ trách” việc sắp xếp các loại thìa (muỗng), dĩa, bát đĩa và sắp xếp các loại hộp đựng thức ăn. Mẹ cũng có thể mua bộ đồ chơi nhà bếp bằng nhựa hay với đủ chất liệu khác nhau để chho bé có thể đếm, sắp xếp và phân loại.
B. Năng khiếu:
Bé yêu sẽ phù hợp với các năng khiếu: Cờ Vua, Cờ tướng, Sắp xếp tranh ảnh, …
C. Lợi ích của việc phát triển năng khiếu:
Nếu như nói rằng đánh cờ là việc giải trí thì điều đó cũng đúng nhưng chưa đủ. Những nghiên cứu mới gần đây cho thấy; đánh cờ có tác dụng tốt lên việc phát triển tư duy, cải thiện khả năng tập trung của trẻ.
Có nhiều khảo sát tại nhiều nơi trên thế giới cho thấy việc chơi cờ sẽ làm tăng sự hoạt động của não; đòi hỏi sự chính xác cao từ đó phát triển cả 2 bán cầu não. Như vậy không có gì lạ khi những người chơi cờ thường xuyên hoặc tham gia các lớp học chơi cờ có khả năng sáng tạo “nhỉnh” hơn so với những người không biết đến cờ.
Sự tính toán trong từng nước cờ với cường độ cao; sẽ làm tăng khả năng tập trung và dự tính tương lai, kỹ năng giải quyết vấn đề tăng rõ rệt. Hơn nữa chứng đãng trí sẽ giảm bớt đi nếu có chơi cờ thường xuyên.
2. Dấu hiệu nhận biết năng khiếu của trẻ: Bé thích nói liên tục không ngừng
A. Biểu hiện:
Những đứa trẻ hay nói thường có vốn từ vựng rất dồi dào; Chúng hay tự mình “bịa ra” những cây chuyện và ít khi mắc lỗi về mặt ngữ pháp hoặc phát âm. Bé cũng thường nói rất nhanh và thường nói cả ngày chỉ trừ vào những lúc ngủ. Bé cũng thường “hiếu thắng” và không chịu “thua” trong bất cứ cuộc tranh luận nào.
B. Năng khiếu:
Vốn từ vựng dồi dào là 1 trong những dấu hiệu của năng khiếu. Điều này sẽ giúp cho bé học giỏi và thành công trong nhiều mặt khác của cuộc sống. Những bé có “năng khiếu” về thuyết phục người khác; rất có thể sẽ thành công trong những nghề nghiệp như luật sư, nhà báo, MC nhí, …
C-Lợi ích của việc phát triển năng khiếu:
- Phong thái giao tiếp tự tin. Bé sẽ có sự tự tin hơn khi tiến hành giao tiếp với mọi người; và cũng như không còn tình trạng sợ đám đông như trước nữa.
- Nói tròn vành, rõ chữ. Để trở thành một MC nhí giỏi thì việc phát âm chuẩn là một điều căn bản cần có.
- Biết cách tạo ấn tượng trong khi nói.
- Biết cách diễn đạt bằng ngôn ngữ hình thể.
- Trẻ sẽ tự tin đứng trên sân khấu để dẫn chương trình.
3. Bé thích khám phá mọi thứ:
A. Biểu hiện:
Bé luôn tìm cách để tìm hiểu cách hoạt động của mọi vật, bé thích bật tắt các loại công tắc. Bé cũng thích tháo rời mọi thứ ra và tìm cách chúng lắp lại. Bé thích chơi trò xếp các khối hộp và đặc biệt thích các loại máy móc, …
B. Năng khiếu:
Bé có thể là những kỹ sư, thợ máy, kiến trúc sư, hay một nhà phát minh, nhà khoa học trong tương lai.
4. Bé hay mơ mộng, yêu thích màu sắc (ngành thu hút sự chú ý của nhiều người):
A. Biểu hiện:
Có vẻ như lúc nào bé cũng trong thế giới của riêng bé, thích nói chuyện với các nàng tiên. Bé cũng thích chơi những trò chơi đóng vai, thích vẽ tranh, có rất nhiều ý tưởng sáng tạo trang phục, ..
Bé cũng có thể “sáng tạo” ra những món đồ thông thường với những công dụng mới mẻ. Như lấy giày làm xẻng hoặc đựng đồ đạc trong chiếc giày. Mỗi khi gặp khó khăn, thì bé cũng có cách giải quyết mà chúng ta không ngờ đến.
B. Năng khiếu:
Những thói quen, sở thích này của bé cho thấy rằng bé có sức sáng tạo mạnh mẽ. Cuộc sống thường ngày thường có vẻ nhàm chán đối với những người sáng tạo; Và họ có thể “rời khỏi” cuộc sống thường ngày và chìm vào thế giới của riêng mình.
Có thể bé sẽ theo đuổi những nghề nghiệp như: nghệ sĩ, diễn viên, nhà văn, nhà làm phim ;hoặc nhà tạo mẫu, thiết kế thời trang, họa sĩ. Và bé cũng có thể dùng năng khiếu sáng tạo của mình cùng với kỹ năng giải quyết vấn đề trong linh vực nghệ thuật hoặc khoa học.
C. Lợi ích của việc phát triển năng khiếu:
- Sự sáng tạo là một điều tất yếu sẽ đến với người học hội họa. Người ta nhận thấy với việc học hội họa/ Arts tư duy sáng tạo sẽ không bị gò bó, trí tưởng tượng được phát huy tối đa. Và cùng với đó, kỹ năng tay nghề cũng được nâng cao.
- Các nhà tâm lý học cho rằng, những thứ chúng ta vẽ ra không hẳn là 1 ý tưởng mà đó thường là sự hồi tưởng, sự thể hiện rõ ràng nhất cho trí nhớ, trí tưởng tượng của mỗi người.
- Trẻ vẽ ra những hình thù khó hiểu, không rõ ràng. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ thì sẽ nhận thấy trong bức tranh của mỗi bé thường có những chi tiết được vẽ rất nổi bật. Các chuyên gia tâm lý cho rằng đây là sự phản ánh thế giới thông qua bộ nhớ của mỗi bé. Vẽ giúp bé biết cách quan sát mọi việc trong cuộc sống, tinh tế hơn, sâu sắc hơn.
5. dấu hiệu nhận biết năng khiếu của trẻ: Bé thích lãnh đạo
A. Biểu hiện:
Bé có ý kiến rõ ràng về mọi việc và thích đóng vai trò chính trong các trò chơi, vở kịch hoặc trong bất kỳ hoạt động nào. Có khả năng dẫn dắt các bạn, chỉ thị các bạn làm theo mình, …
Một đứa trẻ có tố chất làm thủ lĩnh thường luôn có cả tá câu hỏi, thắc mắc về mọi việc bé bắt gặp hàng ngày. Và tất nhiên là bé cũng thường xuyên đặt câu hỏi nhiều hơn bình thường.
B. Năng khiếu:
Bé có thể là một nhà lãnh đạo bẩm sinh. Những bé có năng khiếu này thường đem lại cảm hứng cho người khác; bé nhận ra được mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẩn đó từ đó tạo sự đoàn kết cho cả nhóm.
C. Lợi ích của việc phát triển năng khiếu:
- Bé có khả năng tư duy và có sự tập trung cao độ. Trẻ có thể tiếp nhận và phản ứng lại mọi nguồn thông tin một cách dễ dàng dù quang cảnh xung quanh có “cuốn hút” làm trẻ xao nhãng đến cỡ nào. Từ đó bé sẽ có cách xử lí tình huống chính xác và hiệu quả hơn bình thường.
- Dưới con mắt của những thủ lĩnh tí hon, thì mọi sự vật – hiện tượng xung quanh không hề ngồi yên. Bé sẽ luôn luôn lục tìm, khám phá những thứ xung quanh bé.
- Sự sẻ chia và thấu hiểu chính là phẩm chất cần thiết của các thủ lĩnh. Một đứa trẻ sớm nhận ra lợi ích của việc chia sẻ và biết chờ đợi đến lượt mình chính là một đứa trẻ đặc biệt.
6. Bé không chịu ngồi yên và hiếu động:
A. Biểu hiện:
Bé thích phải làm luôn chân luôn tay, hoặc ít nhất là bé cũng phải đứng lên ngồi xuống. Bé thích bất cứ vật gì chuyển động, …
B. Năng khiếu:
Lúc bé vận động, chơi đùa chính là lúc bé thu nhận thông tin và học hỏi những điều mới lạ từ môi trường xung quanh. Bé có thể thích thể thao, khiêu vũ, nhảy hiện đại, múa bụng, âm nhạc và bé thường rất khéo léo. Sau này, bé có thể trở thành một giáo viên hoặc đầu bếp.
C. Lợi ích của việc phát triển năng khiếu:
- Cũng giống như các loại hình thể thao khác, múa là 1 môn đòi hỏi cường độ tập luyện thể chất cao. Nhảy múa sẽ làm tăng nhịp tim, tăng sức bền, khả năng chịu đựng và đặc biệt là tăng sức khỏe tim mạch. Với các bé nhỏ tuổi, thì đây là một cách giúp bé nâng cao nhận thức về cơ thể mình, tăng khả năng điều khiển các hoạt động tinh vi.
- Ngoài những lợi ích to lớn về thể chất mà múa đem lại, thì khi học múa, tập luyện loại hình nghệ thuật này; sức khỏe tinh thần và tình cảm của bé cũng sẽ được cải thiện rất nhiều.
- Lớp học múa cũng là 1 lớp học giao tiếp xã hội hữu ích. Tham gia thường xuyên thì bé sẽ phát triển các kĩ năng xã hội của mình. Trong quá trình luyện tập, bé sẽ kết bạn mới một cách tự nhiên, sẽ vượt qua được tính nhút nhát, lúng túng khi các tình huống bất ngờ xảy ra.
- Tăng khả năng chú ý và trí nhớ được phát huy. Những kĩ năng này rất cần thiết cho bé trong cuộc sống sau này. Đối với những bé muốn khám phá bản thân qua các loại hình múa khác; thì múa sẽ cung cấp một nền tảng vững chắc và là điểm khởi đầu tuyệt vời cho bé.
7. Bé nhạy cảm với âm thanh từ các nhạc cụ:
A. Biểu hiện:
Bé có năng khiếu âm nhạc sẽ có xu hướng nhạy cảm với âm thanh; và khả năng liên tưởng giữa âm thanh và nhạc cụ một cách nhanh chóng. Trẻ có năng khiếu trong lĩnh vực này thường rất thích hát hò và các hoạt động học tập thông qua bài hát cũng như các giai điệu.
Khi tiếng nhạc cất lên. Bé sẽ lập tức thôi quấy khóc, ngón tay tương đối dài, đặc biệt là ngón tay trỏ và út.
Sau 3 tháng tuổi, bé biết phát âm 5 nguyên âm: a, i, u, e, ô; Khi trên dưới 1 tuổi có thể tập trung tinh thần nghe ca khúc và có thể phản ứng với những ca khúc vui, buồn, …
B. Năng khiếu:
Bé thường say mê với các nhạc cụ và giai điệu. Khả năng ghi nhớ các bài hát, bài thơ của bé rất nhanh nhạy.
Bé có thể có năng khiếu về đàn piano, organ, guitar, ukulele, violon, trống kajon và thanh nhạc. Sau này bé có thể sẽ trở thành nhạc sĩ, ca sĩ, nhà sản xuất âm nhạc, …
C-Lợi ích của việc phát triển năng khiếu:
- Học thanh nhạc và đàn thực sự có tác động tốt đến sức khỏe của trẻ; thông qua sự ghi nhớ giai điệu, ca từ sẽ giúp tăng cường sự tập trung và trí nhớ của trẻ.
- Giúp giảm stress: Sự căng thẳng có thể được giải tỏa trong lúc hát, khi hát đồng thời ô xy đi vào cơ thể nhiều hơn giúp máu có nhiều ô xy hơn.
- Trong khi tập luyện, sự điều tiết hơi thở và giọng hát có cách kiểm soát đồng thời có thể kiểm soát được nhịp tim, ổn định huyết áp.
- Việc học thanh nhạc ở bất kỳ nơi nào từ nhà đến các lớp thanh nhạc và đàn; đều cho trẻ sự cải thiện về khả năng ca hát và cho trẻ sự tự tin nhất định khi trình bày ca khúc của mình.
8. Bé sống nội tâm:
A. Biểu hiện:
Bé thông minh về nội tâm , có khả năng tự nhận thức về bản thân của mình thường có xu hướng thích làm việc độc lập. Dù không háo hức với các hoạt động xã hội nhưng bé vẫn luôn tự tin vào bản thân và hiểu rõ điều mình muốn làm.
Bé rất giỏi các công việc có mục tiêu rõ ràng và không thích sự bất công.
B. Năng khiếu:
Bé luôn hiểu rõ bản thân mình cần gì và muốn gì, yêu quý bản thân mình.
Bé có thể sẽ trở thành một nhà văn, nhà sản xuất các quyển sách hay có ích cho đời qua nội tâm của bé.
C. Lợi ích của việc phát triển năng khiếu:
- Những bé hướng nội luôn biết cách sử dụng thời gian hợp lý khi ở một mình.
- Bé hướng nội rất giỏi tự tìm cảm hứng cho mình.
- Biết lắng nghe chính là ưu điểm nổi trội của người hướng nội nên trẻ có thiên hướng làm lãnh đạo.
- Học cách kết nối theo kiểu của người hướng nội.
- Rèn luyện khả năng nhẫn nhịn giỏi như người hướng nội.
- Người hướng nội thường nghiên cứu kỹ vấn đề trước khi hành động.
9. Bé yêu thiên nhiên và có năng khiếu trong lĩnh vực thiên nhiên
A. Biểu hiện:
Với các bé có năng khiếu trong lĩnh vực này, việc khám phá và tìm hiểu thế giới bên ngoài chính là hoạt động yêu thích nhất của trẻ. Sẽ không có gì lạ nếu như ba mẹ thường xuyên thấy con say mê tìm kiếm một thứ gì đó trên đường đi đến trường học; hay cố gắng tìm hiểu cuộc sống của bầy kiến mà con nhìn thấy trong trường như thế nào.
Bé chịu khó quan sát các đặc điểm và loại hình của sinh vật sống xung quanh. Trẻ thường xuyên sưu tập những cây cỏ, hoa lá và phân loại chúng rất khoa học. Giỏi quan sát chính là điểm nổi bật nhất của những trẻ này.
B. Năng khiếu:
Bé luôn tìm tòi khám phá môi trường xung quanh. Bé thích các hoạt động xã hội giúp ích cho cuộc sống; nhằm để cho môi trường xung quanh trở nên sạch sẻ xanh mát. Trở thành các nhà nuôi trồng cây kiểng chuyên nghiệp, …
C. Lợi ích của việc phát triển năng khiếu:
- Giúp trẻ vui vẻ, hạnh phúc và thông minh hơn.
- Giúp trẻ tăng tình yêu thương vô điều kiện với mọi người xung quanh.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
10. Bé có năng khiếu bẩm sinh về văn học và toán học
A. Biểu hiện:
Những đứa trẻ có năng khiếu Toán học thường tư duy logic và hiểu về nhân – quả rất tốt. Bé có thể phân loại, sắp xếp mọi thứ một cách có quy tắc, hệ thống rõ ràng. Khi bắt đầu biết tính toán, bé rất thích làm các phép tính đố hay trả lời câu hỏi hóc búa, luôn muốn tìm hiểu về các hiện tượng khoa học tư nhiên. Những trò chơi đòi hỏi tư duy luôn là hoạt động yêu thích của chúng.
Bé biết hình dung mối liên hệ giữa nguyên nhân – kết quả. Khi phải đối mặt với vấn đề phức tạp, bé có thể tách bạch, sắp xếp thứ tự và hiểu được điều gì đang diễn ra.
B. Năng khiếu:
Khi trẻ có năng khiếu về toán học thì có khá nhiều ngành nghề phù hợp cho bé trong tương lai ; như: kế toán, kiểm toán, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính, giao dịch ngân hàng, nhân viên môi giới chứng khoán, nghiên cứu, giảng viên, …
C. Lợi ích của việc phát triển năng khiếu:
- Kỹ năng tìm tòi: Tra cứu, rút kết thông tin từ nhiều người mà bé gặp (ông bà, cha mẹ, anh chị, … )
- Kỹ năng phân tích: Suy nghĩ mạch lạc, lập luận chặc chẻ, lưu ý từng chi tiết nhỏ, …
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: nhận dạng được những vấn đề then chốt, linh hoạt trong cách xử lý tình hướng, tìm kiếm sự giúp đỡ, …
- Có thói quen tốt: Tỉ mỉ và chịu khó, thời gian biểu đúng hạn, …
- Tính cách hữu ích: Quả quyết, kiên trì, sáng tạo, tự tin hơn, …
>> Có thể bạn quan tâm: 8 loại năng khiếu thiên phú của trẻ em
Trên đây là 10 năng khiếu tiêu biểu và dấu hiệu nhận biết năng khiếu của trẻ mà Việt Mỹ gửi dến các bậc phụ huynh. Mong rằng bài viết sẽ giúp ba mẹ nhận ra năng khiếu của con mình, giúp bé phát huy được khả năng tiềm ẩn trong mỗi bé tốt nhất.